Bạn là đơn vị hoặc cá nhân đang quan tâm tới các khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng website thì chắc chắn sẽ biết về Subdomain là gì. Thế nhưng không phải ai cũng nắm bắt được các bước tạo, sử dụng được Subdomain cụ thể. Trong nội dung bài viết hôm nay, khotheme.vn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.
Subdomain là gì?
Subdomain ở đây là phần mở rộng của tên miền cụ thể được sử dụng. Subdomain được tạo ra hoàn toàn miễn phí và được vận hành như tên miền thực sự. Phần mở rộng này ra đời để giải quyết vấn đề chi phí đăng ký tên miền cũng như giúp người dùng tạo ra nhiều trang web ở nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính.
Subdomain là tên miền con của miền chính nên mang các đặc điểm của tên miền chính. Đặc điểm nhận dạng là tên sẽ có thêm tiền tố ở phía trước của tên miền chính sẽ có.
Subdomain là gì?
Cấu trúc tên của tên miền phụ này được thiết kế cực kỳ đơn giản. Bao gồm có Phần “sub” + dấu chấm + tên miền đơn vị sử dụng. Tên miền phụ thì phải dựa vào tên miền chính để đặt ra.
Việc tạo ra tên miền phụ không hề phức tạp. Bạn đặt mua tên miền từ nhà cung cấp uy tín bạn lựa chọn, mang tới cho bạn một tài khoản DNS ( tài khoản quản trị tên miền). Bạn truy cập vào trong tài khoản này và tạo ra A record theo địa chỉ IP trỏ về host. Đồng thời bạn sẽ lập thêm bản Cname cho các tên miền phụ. Vậy là mọi người đã biết về Subdomain là gì.
Mục đích sử dụng của subdomain là gì?
Việc ra đời của subdomain hiện nay được rất nhiều người dùng yêu thích. Đây được đánh giá là chìa khóa hữu dụng để các doanh nghiệp sử dụng website hiệu quả hơn. Nếu như không có có subdomain thì phần chi phí sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với đó thì các lợi ích khác là:
Tạo website riêng dành cho nhóm đối tượng cụ thể
Mục đích chính của subdomain là tạo ra website mới mà vẫn sử dụng domain chính. Khi đó đơn vị sẽ không phải bỏ chi phí để đăng ký tên miền mới trong khi web tạo ra từ subdomain lại có thể hoạt động như website chính.
Subdomain hữu ích cho doanh nghiệp muốn tạo ra không gian chứa thông tin để phục vụ cho nhóm khách hàng cụ thể với ngôn ngữ và xây dựng nội dung phù hợp. Bạn muốn
Chia blog hoặc trang thương mại điện tử tách rời website chính
Người ta sử dụng subdomain để chia các Module website chính ra các trang web phụ riêng biệt. Với công ty kinh doanh nhiều mảng, nhiều ngành nghề thì việc chia ra tên miền phụ cực kỳ hữu ích để khách hàng tìm kiếm thông tin rõ ràng, nhanh chóng mà web lại không quá rối ren quá nhiều nội dung.
Sử dụng subdomain làm gì?
Chẳng hạn đơn vị bạn kinh doanh đồ thời trang như quần áo, giày dép, đồng hồ, túi xách thì có thể tác ra các website sử dụng subdomain. Việc doanh nghiệp quản lý nhiều website độc lập được nhận xét không khó như duy trì một trang web đa năng.
Thiết lập trang web riêng cho giao diện mobile
Sử dụng subdomain riêng cho giao diện mobile luôn đón đầu xu hướng mới. Việc tạo website riêng với mục đích này thường dùng cho web chưa chuẩn di động, giúp người dùng truy cập trên điện thoại nhìn được tổng thể giao diện rõ ràng, thông tin không bị che lấp. Khi người dùng truy cập vào website thì web xác định kích thước máy và cung cấp bố cục phù hợp.
Hướng dẫn cách tạo Subdomain và sử dụng
Việc tạo và quản lý subdomain không bao gồm quá nhiều bước và phức tạp, yêu cầu có kiến thức về IT. Vì thế bạn đang muốn tạo tên miền phù thì cùng làm theo các bước bên dưới:
Bước 1: Hostinger giúp người dùng có thể khởi tạo subdomain một cách nhanh chóng từ Control Panel của tài khoản hosting.
Bước 2: Bạn sẽ lựa chọn vào mục Subdomains từ Control Panel
Bước 3: Trong phần tìm kiếm thì bạn cần nhập subdomain và lựa chọn nhấn nút “Tạo” để thực hiện.
Bước 4: Bạn tạo subdomain xong thì nhìn vào danh sách “Liệt kê những Subdomain hiện hành”. Tại đây bạn sẽ thấy được những subdomain mình tạo ra và đường dẫn tới thư mục của subdomain. Cụ thể thông tin là /public_html/subdomain.
Bước 5: Giờ thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành upload source web vào thư mục này để chạy chương trình.
Vài lưu ý nhỏ về subdomain mà bạn không nên bỏ qua:
- Các cá nhân, đơn vị có thể tạo Subdomain hoàn toàn miễn phí
- Hoàn toàn có thể tạo không giới hạn Subdomain
- Mỗi một Subdomain có thể vận hành giống như root domain
- Subdomain nếu như gặp trục trặc, sự cố thì không thể vận hành, sử dụng như rootdomain. Chẳng hạn như khi hết hạn tên miền, hủy tên miền, tên miền chính bị khóa lại.
- Người dùng có thể tạo ra bản ghi ” * ” để mặc định nhận tất cả subdomain về cùng 1 IP.
Bạn muốn dùng subdomain thì hãy add subdomain giống như 1 tên miền bình thường. Việc này giúp bạn sử dụng đơn giản, dễ dàng hơn cũng như đảm bảo an toàn cho tính năng “subdomain trên Hosting”.
Subdomain là gì? Tạo và sử dụng như thế nào đã được nêu chi tiết ở phần chia sẻ của khotheme.vn. Giờ đây doanh nghiệp bạn đang kinh doanh nhiều ngành nghề, sản phẩm có thể thiết lập thêm tên miền phụ có website riêng độc lập để tiện cho việc quản lý và giúp khách hàng có được nơi mua sắm, tiếp nhận thông tin khoa học, tiện dụng hơn.