Khái niệm của Cpanel là gì? Bảng điều khiển này có ưu – nhược điểm nào khi sử dụng? Ứng dụng Cpanel này cụ thể ra sao? Nắm bắt được thông tin chi tiết về Cpanel sẽ rất hữu ích cho người dùng trong việc sử dụng website. Trong nội dung bên dưới, khotheme.vn sẽ giải đáp chi tiết cho mọi người cùng nắm bắt.
Cpanel là gì?
Giải đáp về khái niệm cpanel là gì? CPanel là bảng điều khiển được lập trình sẵn thực hiện trên máy chủ Linux có công năng hỗ trợ quản lý web hosting. Bảng điều khiển này giao diện hoàn toàn đơn giản nhưng cách sử dụng đơn giản, linh hoạt. Công cụ này để cho người dùng thực hiện nhiều thao tác tương tác, kiểm soát hiệu quả và dễ dàng.
Cpanel này hoàn toàn tự động hiển thị khi các đơn vị thuê hosting và cập để đăng nhập sử dụng. Hiện nay bảng điều khiển này thực sự hỗ trợ hữu ích cho người dùng website.
Khái niệm Cpanel là gì?
Ưu điểm, nhược điểm của Cpanel
Bảng điều khiển Cpanel này khi đi vào hoạt động sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kỹ thuật, các lập trình viên thì nó nhiều ưu điểm hơn, chỉ tồn tại ít nhược điểm. Cho tới giờ nó vẫn được đông đảo người dùng ưa chuộng với khả năng quản trị hosting vô cùng mạnh mẽ.
Ưu điểm
- Bảng điều khiển này hoạt động hiệu quả, tiện lợi cho mọi người tìm hiểu và sử dụng
- Vận hành rất ổn định
- Sử dụng không tốn nhiều thời gian, tiết kiệm kha khá chi phí cho việc quản lý
- Ứng dụng công nghệ hiện đại, tính năng bảo mật cao
- Tương thích và hoạt động trên nhiều thiết bị khác nhau, gồm cả máy tính, máy tính bảng, thiết bị di động thông minh
- Trải qua nhiều thử nghiệm nhiều lần đảm bảo vận hành ổn định
- Cpanel thông dụng, sử dụng cho nhiều đơn vị.
Cpanel tương thích với nhiều thiết bị
Nhược điểm
- Còn tồn tại nhiều tính năng thừa, không cần thiết cho việc các đơn vị quản trị hosting
- Người dùng có thể vô tình thay đổi các thông số quan trọng.
- Một vài host vẫn vận hành bảng điều khiển cPanel phiên bản cũ
- Cần phải trả chi phí để sử dụng bởi cPanel thường không được đính kèm với các dịch vụ hosting free.
Ứng dụng của Cpanel hiện nay
Cpanel là gì, có ứng dụng như thế nào? Cpanel được lập trình cho việc hỗ trợ quản lý hosting, có nhiều giao diện khác nhau tùy vào từng nhà cung cấp. Ứng dụng của cpanel sẽ vẫn giữ được nguyên, đầy đủ dù thuộc đơn vị nào quản lý. Sau đây khotheme.vn sẽ nêu rõ các ứng dụng:
- Quản lý các tập tin, thư mục: Các quản trị viên có thể tiến hành nhiều thao tác với tập tin khi sử dụng. Cụ thể như thêm, xóa, thay đổi tên, nén/giải nén,….tại tài khoản FTP và quản lý hiệu quả.
- Thực hiện việc quản lý các cơ sở dữ liệu (database) qua sự hỗ trợ của phpAdmin và mySQL.
- Cài đặt chứng chỉ SSL giúp ích cho việc tăng khả năng bảo mật website
- Cài đặt, quản lý nhiều ứng dụng cũng như các mã nguồn mở như WordPress, Joomla, Drupal,…
- Cài đặt, quản trị hữu ích dịch vụ gửi email
- Cài đặt, thiết lập thêm nhiều lớp bảo mật cho hosting
- Quản lý tên miền với nhiều thao tác khác nhau như chuyển hướng, thêm, xóa hay tạo tên miền con
- Thống kê và thanh lọc ra các lỗi có trong hosting
Cpanel quản lý các tập tin và thư mục
Qua danh sách thống kê ở trên có thể thấy được bảng điều khiển cpanel thực hiện nhiều công việc trong quá trình quản trị hosting website. Người dùng hoàn toàn an tâm về việc vận hành web với công cụ hữu ích này. Giao diện sử dụng hoàn toàn đơn giản nên ai cũng sử dụng được, kể cả người mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng.
Hướng dẫn cách sử dụng Cpanel
Về cách sử dụng cpanel như thế nào thì không phải ai cũng nắm bắt được. Đặc biệt là người mới bắt đầu thực hiện, nếu làm sai các bước thì chắc chắn sẽ không sử dụng hiệu quả được. Cụ thể như sau:
Đăng nhập cPanel
Người dùng tiến hành đăng nhập địa chỉ URL có dạng http://IP:2082 hoặc https://IP:2083. Sau đó thì bạn cần phải điền đầy đủ các thông tin về tài khoản vào đó, cái này sẽ được cung cấp khi thuê hosting.
Cài đặt WordPress tại cPanel
Bạn cần vào phần ‘autoinstaller’ rồi lựa chọn WordPress tiến hành cài đặt WordPress một cách đơn giản. Sau đó cần tài khoản email tại cPanel thì bạn sẽ vào ‘Email’ rồi chọn Email Account’ và tiến hành nhập thông tin địa chỉ email cần thêm và tiếp tục chọn ‘Create Account’.
Tạo subdomain tại cPanel
Bạn sẽ vào trong phần ‘Domain’ rồi chọn ‘Addon Domains’ khi bạn muốn thêm tên miền độc lập. Và có thể chọn phần ‘Subdomain’ nếu bạn cần phải thêm tên miền con vào đó..
Tải lên và quản lý file
Bước này thì bạn vào ‘File’ rồi lựa chọn ‘File Manager’. Bạn sử dụng cây thư mục bên phía tay trái thực hiện việc di chuyển đến những vị trí khác nhau. Sau đó bạn cần vào giao diện trung tâm thực hiện việc quản lý tệp lẻ. Sử dụng các lệnh trên top bar tiến hành tải hoặc chỉnh sửa tệp.
Backup web bằng cPanel
Bạn sẽ vào trong ‘File’ lựa chọn ‘Backup’ hay ‘Back up Wizard’. Sau đó bạn cần lựa chọn tiến hành trong mục Files, lựa chọn định dạng để lưu trữ và tiếp tục chọn ‘genarate backup’. Với các thao tác đơn giản này, bạn thực hiện đúng hoàn toàn có thể sử dụng được bảng điều khiển cpanel hiệu quả.
Khái niệm về cpanel là gì đã được giải đáp xong xuôi, đồng thời về cách sử dụng chi tiết cũng được nêu rõ ràng. Khotheme.vn hy vọng rằng mọi người hiểu rõ hơn về cpanel và sử dụng đúng cách, đảm bảo theo đúng mong muốn của mình. Bạn muốn được tư vấn và hỗ trợ thiết kế website chuyên nghiệp, tối ưu SEO thì liên hệ với KHO THEME nhé.