Nginx là gì? Cái nhìn cơ bản và cách nó hoạt động

Bạn thiết kế và sử dụng website http sẽ biết tới yếu tố Nginx. Vậy Nginx là gì, đóng vai trò như thế nào? Cách thức nó hoạt động ra sao được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng khotheme.vn tìm hiểu về Nginx một cách chi tiết hơn.

Nginx là gì? 

Giải đáp thắc về khái niệm Nginx là gì? Nginx là một phần mềm web server sử dụng mã nguồn mở nổi tiếng hiện nay. Từ khi mới ra mắt thì nó có công năng phục vụ cho web http. Sau thời gian dài thì cho tới nay nó được dùng để làm reverse proxy, HTTP load balancer và email proxy. 

Được biết Nginx được xuất bản vào năm 2004 và được tiếp tục phát triển, ứng dụng vào nhiều vấn đề khác nhau. Người sáng lập ra phần mềm này chính là ông Igor Sysoev. Nginx có nhiều tính năng hơn, trong đó có việc sử dụng kiến trúc hướng sự kiện không đồng bộ, nó trở nên đáng tin cậy và có khả năng mở rộng lớn hơn.

Khái niệm Nginx là gì?

Nginx có khả năng xử lý cùng lúc lên tới hàng nghìn kết nối, có rất nhiều trang web với lượng traffic lớn đã sử dụng dịch vụ Nginx này. Có thể kể tới các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ như Google, Netflix, Adobe, Cloudflare, WordPress.

Nginx còn có thể hoạt động như email proxy, reverse proxy và load balancer. Phần mềm này có cấu trúc bất đồng bộ, hướng sự kiện. Phần mềm có khả năng xử lý cùng lúc nhiều truy vấn. Cùng với Apache server thì đây đang là 2 web server cực kỳ tốt mà rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

NGINX server hoạt động như thế nào?

Về cách thức hoạt động của Nginx được nhiều người quan tâm. Không giống như các chương trình máy chủ khác, Nginx hoạt động không dựa vào luồng thực hiện xử lý các truy vấn. Nó dựa theo kiến trúc hướng sự kiện không đồng bộ và có thể mở rộng hoàn toàn.

Cách thức Nginx hoạt động

Những tính năng của máy chủ HTTP Nginx

Nginx là gì, những tính năng của Nginx hiện có là gì? Bạn có thể nắm bắt qua phần giới thiệu ngay sau đây:

  • Có thể xử lý được cùng lúc hơn 10.000 kết nối, bộ nhớ không có lớn
  • Phục vụ tập tin tĩnh (static files) và lập chỉ mục tập tin.
  • Giúp ích cho việc tăng tốc reverse proxy bằng bộ nhớ đệm, giúp cân bằng tải và có khả năng chịu lỗi tốt
  • Kiến trúc modular, giúp tăng tốc độ nạp trang qua việc nén gzip hoàn toàn tự động.
  • Hỗ trợ quá trình mã hoá SSL và TLS.
  • Cấu hình sử dụng linh hoạt; tính năng lưu lại nhật ký truy vấn
  • Chuyển hướng lỗi 3XX-5XX
  • Rewrite URL (URL rewriting) sử dụng regular expressions
  • Tính năng nhúng mã PERL
  • Hỗ trợ và hoàn toàn tương thích với IPv6
  • Hỗ trợ WebSockets
  • Hỗ trợ truyền tải file FLV và MP4.

Nginx có nhiều tính năng hữu ích

Tìm hiểu các tính năng máy chủ mail proxy của Nginx

Sử dụng các phương pháp xác thực như sau:

  • POP3: USER/PASS, APOP, AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
  • IMAP: LOGIN, AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
  • SMTP: AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
  • Hỗ trợ SSL, STARTTLS và STLS.

Ưu nhược điểm của Nginx

Khi sử dụng Nginx có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Qua quá trình thử nghiệm, vận hành thì các chuyên gia đã đúc kết ra các lợi thế và tồn tại một số yếu điểm sau:

Ưu điểm

  • Nginx có bộ nhớ đệm cao cấp hơn nhiều máy chủ khác. Từ đó có thể tăng được hiệu suất vận hành, người dùng có thể truy cập vào một địa chỉ nhanh chóng
  • Máy chủ này có trọng lượng nhẹ dễ dàng khi chuyển tiếp các yêu cầu từ người dùng tới máy chủ ứng dụng
  • Nginx có quy tắc ghi lại linh hoạt, có thể thuận lợi cho việc định cấu hình chuyển hướng mãi mãi hoặc tạm thời cho một số URL
  • Máy chủ này vận hành tốt khi làm máy chủ proxy giao diện người dùng cho các ứng dụng
  • Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, phân phối nó qua https, có thư mục để tùy chỉnh 

Nhược điểm

  • Nginx theo đánh giá của người dùng thì phải cải thiện cân bằng tải hơn
  • Tính năng giám sát của hệ thống này khá ổn nhưng cũng còn chưa được tốt lắm
  • Cần phải cải thiện việc lưu trữ, cung cấp nhiều  lệnh với mục đích có được đầu ra như mong đợi từ các bản ghi
  • Có khó khăn trong việc điều hướng giữa trang chủ Nginx và bộ phận hỗ trợ khách hàng.

Cách cài đặt Nginx

Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải tải bản Nginx cho Windows ở link:  http://nginx.org/en/download.html và giải nén.

Bước 2: Tiến hành chạy Nginx bằng cách chạy file nginx.exe. Bạn có thể dùng lệnh qua cmd để khởi động Nginx, reload hay stop Nginx.

Bước 3: Thực hiện việc quản lý Nginx bằng lệnh trong cmd, bạn cần tới thư mục root của Nginx. Sau đó bạn cần tiến hành mở Command Prompt hoặc run cmd:

cd /d d:\Web\nginx

Khi bạn tới được thư mục root của Nginx, bạn có thể dùng được các lệnh sau:

start nginx

# Khởi động Nginx

nginx -s stop

# Dừng nginx

nginx -s quit

# Thoát Nginx, phần này sử dụng là thoát hết ứng dụng Nginx đang chạy

nginx -s reload

# Load lại nginx khi bạn thay đổi cấu hình Nginx

nginx -s reopen

# Mở file logs

Bước 4: Sau khi khởi động Nginx thì truy cập vào vào http://localhost là được.

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng để giải đáp cho khái niệm Nginx là gì, cách thức hoạt động cùng ưu và nhược điểm. Khi bạn tiến hành tìm hiểu, xây dựng, vận hành website một cách chuyên nghiệp thì những kiến thức này đều cần thiết để nắm bắt.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo